0335.68.91.91

Trang Chủ / Tin tức / Tin bất động sản / Kết thúc gói tín dụng 30.000 Tỷ, các doanh nghiệp đề xuất Chính Phủ gói cứu trợ mới cho bất động sản

Kết thúc gói tín dụng 30.000 Tỷ, các doanh nghiệp đề xuất Chính Phủ gói cứu trợ mới cho bất động sản

Rate this post

Kết thúc gói tín dụng 30.000 Tỷ, các doanh nghiệp đề xuất Chính Phủ gói cứu trợ mới cho bất động sản

Gói cứu trợ 30.000 Tỷ vào thị trường bất động sản đã kết thúc từ năm 2016. Trong tình hình thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn với rất nhiều doanh nghiệp việc cấp thiết trước mắt rất cần sự can thiệp của Chính Phủ.

Sáng ngày 18/2/2020 tại Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) diễn ra hội nghị trao đổi giữa doanh nghiệp và chính sách của nhà nước về thị trường bất động sản. Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư về chính sách của nhà nước đối với thị trường bất động sản Việt Nam. Kiến nghị tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho thị trường bất động sản đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có đại diện Bộ Xây dựng có ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản; có ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản và trưởng phòng liên quan. Hội nghị còn có sự tham gia của đại diện 23 doanh nghiệp bất động sản lớn ở Việt Nam là thành viên của Hiệp hội như Vinhomes, Sun Group, BRG, BV Group, FLC, Novaland,…

Giảm lãi suất vay, giảm thuế

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi, TGĐ Eurowindow Holding nêu lên kiến nghị Thủ tướng có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng như giảm lãi suất vay, giảm thuế và có các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp, tạo sự an toàn.

Trong 1-2 tháng qua, lượng khách hàng đến xem không nhiều, nguồn cung bất động sản giảm do vướng mắc các thủ tục pháp lý. Bà Chi cho rằng nên giải tỏa về vốn cho doanh nghiệp bất động sản.

Về dự án xây dựng tòa nhà ở xã hội, ông Bùi Viết Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long cũng kiến nghị nhiều gặp khó khăn. Chủ đầu tư và khách hàng đều không được vay và cần được các ngân hàng thương mại hỗ trợ. Như miễn lãi hoặc hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp được vay vốn phát triển các dự án phục vụ những người nghèo.

Nguồn vốn, pháp lý và thủ tục hành chính

Về phía FLC Bà Kiều Dung, Tổng Giám đốc chia sẻ, trong quá trình hoạt động cũng gặp khó khăn ở 3 vấn đề lớn là nguồn vốn, pháp lý và thủ tục hành chính:

-Về nguồn vốn, gói tín dụng 30 nghìn tỷ hỗ trợ thị trường đã kết thúc từ năm 2016, hiện nay thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang trong giai đoạn khó khăn và rất cần nguồn vốn mới, gói tín dụng mới để ổn định lại thị trường.

-Về pháp lý, đại diện FLC nêu ra sự chồng chéo, thiếu đồng bộ liên quan đến 4 luật khác nhau, khơi thông được luật thì sẽ triển khai được dự án, ảnh hưởng rất nhiều đến các dự án bất động sản. Hiện nay mất tầm hơn 2 năm để phê duyệt thành công dự án, ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành xây dựng dự án.

Sau khi lắng nghe ý kiến của đại diện một số các doanh nghiệp, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), hồi đáp: “Cần phải phân biệt rõ hai vấn đề, một là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản và hai là tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, mà cụ thể là nhà ở xã hội”.

“Tôi cho rằng, thị trường bất động sản có rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ nên đề nghị các doanh nghiệp cần phải kiến nghị rõ, điều nào, khoản nào trong các quy định đang gây khó khăn cho thị trường thì Bộ Xây dựng mới có thể căn cứ vào đó để tập hợp và nêu ý kiến. Hiện nay, Luật Đầu tư đang được sửa, nếu những vấn đề sáng nay doanh nghiệp nêu ý kiến về khó khăn trong chấp thuận đầu tư có thể sửa đổi thì sẽ thông thoáng cho thị trường. Với vấn đề nhà ở xã hội, đúng là việc cấp vốn, chính sách hỗ trợ vốn cho phân khúc này còn nhiều khó khăn nên cần phải đưa thêm nhiều các kiến nghị lên Chính phủ. Trong ngày hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp đã nêu và sẽ chắp bút ghi nhận để tập hợp và báo cáo lên lãnh đạo Bộ”, ông Ninh cho biết.

Tổng kết hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Trần Nam kết luận: “Ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp tại Hội nghị hôm nay, tổng kết lại có 4 vấn đề chúng tôi sẽ nêu kiến nghị lên Thủ tướng là: Các quy định trong Nghị định 20; Pháp lý cho dự án bất động sản; Thủ tục hành chính và gỡ về vốn, giảm lãi suất cho vay. Chúng tôi sẽ thực hiện một văn bản tổng hợp toàn bộ về thông tin thị trường, kiến nghị các vấn đề liên quan đến các bộ luật, nghi định, văn bản và những giải pháp chi tiết cho từng kiến nghị để trình lên Chính phủ”.

Mong rằng trong thời gian sớm nhất chính phủ sẽ có những giải pháp để hỗ trợ tháo gỡ những doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng.

Hotline: 0335.68.91.91
Nguồn: Theo Trí Thức Trẻ

Web: https://batdongsanhn.vn/beverly-hill-luong-son-hoa-binh/

 

Có Thể Bạn Quan Tâm

Beverlyhill Hòa Bình mang giá trị nghỉ dưỡng tuyệt vời

3 (60%) 2 votes Tiền là thứ khiến người ta theo đuổi suốt cả cuộc …